Đối với
Freelancer, nhất là những bạn freelancer mới vào nghề thì giành việc là một chiến
trường vì còn rất nhiều ứng cử viên khác cũng muốn tìm việc giống bạn. Và nếu
xây dựng được chỉ khoảng 3-5 khách hàng lâu dài thì coi như bạn đã thành công
trong nghề làm việc tự do rồi. Hiện nay mình với 5 năm kinh nghiệm đã có khoảng
10 khách hàng thường xuyên bao gồm công ty và cả khách hàng cá nhân. Vào những
ngày cao điểm như mùa Tết này thì việc làm không xuể, chưa tính các dự án mới.
Nên hãy đầu tư thật nhiều vào kỹ năng giành việc bên cạnh năng lực freelancer.
Về cơ bản,
việc bid giá giống như việc bạn thi vào một công ty và phải vượt qua nhiều hồ
sơ sáng giá khác để được khách hàng chọn giao việc. Mặc dù Freelancer giờ khá
phổ biến so với 4 năm trước đây mình mới bắt đầu làm nhưng có một số kinh nghiệm
+ mẹo sẽ giúp bạn tăng đáng kể khả năng bid việc thành công.
Bạn nên tập trung vào 5 điều sau, đảm bảo khả năng thắng việc sẽ tăng đáng kể:
Hồ sơ đẹp
Xây dựng hồ
sơ đẹp là công việc khởi đầu khá vất vả đối với các bạn freelancer, nếu có kinh
nghiệm thì rất nhanh. Chủ yếu bạn nên tạo một CV (Resume) thật chuẩn bằng Tiếng
Anh, sau đó dựa trên đó mà tạo hồ sơ Freelancer bao gồm việc đưa thông tin học
vấn + các dự án cũ + một số bài test Upwork. Phần giới thiệu bản thân chỉ cần
xúc tích giới thiệu được bản thân. Đừng quá dài dòng.
![]() |
Hồ sơ đẹp quyết định lớn đến khả năng được thuê |
Tuy nhiên,
hồ sơ đẹp còn bao gồm các công việc đã làm trước đó nên hãy cố gắng hoàn thành
thật tốt mỗi dự án để được khách hàng đánh giá tốt. Không nên tham tiền hoặc chỉ biết bid để giật việc mà không rõ mình sẽ làm được hay không. Mình sẽ có 1 bài viết riêng
trong việc chinh phục khách hàng freelancer từ dễ đến khó tính nhất.
Tiếp cận khách hàng (Cover Letter + Đính Kèm)
Cover
Letter hiểu nôm na là thư xin việc, khách hàng phải đọc thư này để biết bạn là
ai, bạn có khả năng + kinh nghiệm thế nào và tại sao nên chọn bạn cho công việc
của họ.
Hãy soạn một
số mẫu Cover Letter với từng loại công việc như Đồ họa, lập trình (soft/web),
phiên dịch, viết bài,... Sau đó mỗi khi bid giá thì dùng đúng mẫu cover letter
và đừng quên bổ sung thêm một số thông tin để khách hàng không có cảm giác đang
gặp một freelancer chỉ biết bid mà không đọc và hiểu rõ công việc họ cần.
Đính kèm, mặc
dù chưa có kết quả nghiên cứu nhưng nếu khách hàng không có yêu cầu đặc biệt
thì bạn cũng nên đính kèm CV hoặc một file liên quan đến dự án khách cần như một
dự án tương tự đã hoàn thành. Đừng quên đề cập trong Cover Letter nhé.
Nhiều khách hàng có xem CV + profile thì thuê luôn.
Thời gian Bid
Đây là bí
quyết và cũng là yếu tố định nghĩa freelancer (làm việc trực tuyến tự do), bạn
nên nằm trong top 3 người bid giá cho 1 công việc vì mình cũng đã từng đăng tuyển
việc nhiều lần. Với những công việc đơn giản và chỉ cần tuyển 1 người thì 3 hồ
sơ đầu hoàn chỉnh sẽ được chú ý nhiều nhất.
Và một
trong những ưu điểm và lợi thế giúp mình thành công trong nghề này là trực tuyến
gần như 24/24 trừ lúc ngủ. Vì việc có thể có bất thình lình và nếu bid trễ thì
mất nên bạn hãy bookmark trang Upwork, check mỗi khi mở máy, kể cả bằng điện
thoại và bid giá càng nhanh càng tốt (nhưng phải hoàn chỉnh).
Nhiều khách
hàng có thể tuyển người làm chỉ 5 phút sau khi họ đăng việc vì có thể họ đang cần gấp.

CV tốt cũng góp phần thu hút khách hàng chọn bạn
Trò chuyện + Phỏng vấn
Khi khách
hàng đã liên lạc thì bạn đã có 70% khả năng thắng việc, nhưng việc liên lạc sau
đó cũng quan trọng không kém. Đây là một số kinh nghiệm:
+ Trả lời
càng nhanh càng tốt
+ Nếu có hẹn
phỏng vấn thì chọn giờ mà họ thấy thoải mái nhất
+ Viết có chủ ngữ, vị ngữ, cảm ơn cuối câu. Mặc dù Upwork message giờ như chat
nhưng tốt nhất nên thể hiện sự chuyên nghiệp.
+ Đọc lại
tin nhắn kỹ càng, nếu mắc lỗi có thể ảnh hưởng đến việc họ chọn bạn hay không
+ Hỏi rõ về công việc, đừng nghĩ là hỏi rồi họ sẽ đánh giá thấp mình trái lại bạn càng hỏi rõ chứng tỏ cho khách hàng thấy bạn quan tâm nhiều đến công việc và muốn hoàn thành tốt.
+ Và có thể đề xuất những ý kiến bạn cho rằng sẽ tăng hiệu quả công việc hoặc năng suất. Khách hàng đánh giá cao lắm đấy nhé.

Giá cả
Chắc chắn nếu
nói về giá cả thì phải có một bài riêng. Ở đây mình chỉ tóm gọn một số vấn đề
và kinh nghiệm chính về giá khi bid:
+ Nếu bạn
là freelancer mới, hãy bid giá thấp, vì lúc này bạn cần xây dựng hồ sơ, cần
khách hàng để tạo thu nhập nuôi sống công việc và trên hết là niềm tin trụ với
nghề. Thấp nhưng không có nghĩa là quá rẻ mạt vì có thể tạo cho khách hàng bạn
là lừa gạt. Hãy nói rõ là giá rẻ nhưng bạn sẽ làm tốt.
+ Bạn là
freelancer với một ít kinh nghiệm và bạn muốn có việc nhưng bạn bid trễ hơn top
5 hoặc top 10, hãy để khoảng 70% đến 50% so với giá khách cần. Vì mức giá này đủ
thu hút khách thuê bạn
+ Nếu bạn nằm
trong top 3, hồ sơ dày (như mình chẳng hạn) thì hãy bid ở mức giá mà bạn thấy thoải
mái (nhưng đảm bảo tính cạnh tranh) và budget của khách. Ví dụ khách có 200$
cho việc này thì hãy bid 200$.
+ Hãy coi
cách hành văn, hồ sơ của khách và họ muốn freelancer kiểu gì (giá rẻ hay chất
lượng cao nhưng giá mắc hay trung bình) và bid giá phù hợp. Theo kinh nghiệm
lâu năm của mình, việc càng nhỏ thì khách càng chú ý đến giá rẻ vì họ biết công
việc đó dễ dàng hoàn thành. Khách càng lâu năm thì họ càng biết giá, bạn khó có
được thù lao hời với những khách này.
+ Công việc
đặc biệt, chỉ bạn làm được, hãy cho giá mà bạn thấy ổn nhất đối với bạn vì
không ai cạnh tranh với bạn.
Chúc các bạn thành công và đón xem những bài kế tiếp nhé.
No comments: